Trong triết lý của luật pháp Lòng chính trực

Dworkin đã từng tranh luận rằng những giá trị Đạo đức mà hầu hết mọi người tôn thờ luôn luôn sai, thậm chí ông còn cho rằng những hành vi tội ác vẫn có thể được chấp nhận nếu hệ giá trị Đạo đức của một người bị sai lệch. Để phát hiện và ứng dụng những hệ giá trị Đạo đức này, Tòa án cần phải phân tích các dữ liệu của nó (Luật, trường hợp cụ thể,…) với một góc nhìn để mà ghép nối các phân tích, cái mà giải thích và chứng minh một cách tốt nhất việc hành pháp trong quá khứ. Dworkin nói rằng tất cả các phân tích buộc phải tuân theo quan niệm “Luật chính là sự chính trực” để quyết định mọi hành động.

Ngoài quan điểm cho rằng Luật pháp là sự phân tích theo cách kể trên, Dworkin cũng nói rằng trong mọi tình huống mà quyền hợp pháp của con người còn nhiều tranh cãi, cách phân tích hay nhất gồm một cách giải thích đúng, cách giải thích mà có tồn tại một câu trả lời đúng như là một vấn đề của Luật pháp mà Tòa án phải phát hiện ra. Dworkin phản đối quan niệm Tòa án có mọi quyền tự quyết trong những trường hợp khó xử.

Mô hình của Dworkin về những quy định của Luật pháp cũng tương tự như quan niệm của Hart về những “Luật về sự chấp nhận”. Dworkin chối bỏ các khái niệm của Hart về một Luật tuyệt đối trong mọi hệ thống Luật pháp cái mà xác định những Luật có giá trị, dựa trên nguyên tắc cơ bản là nó sẽ bao gồm việc tạo ra những Luật không gây tranh cãi, trong khi Dworkin thì cho rằng mọi người có quyền hợp pháp thậm chí trong trường hợp những kết quả pháp lý đúng đắn sẽ mở ra những tranh cãi hợp lý. Dworkin tránh xa những quan điểm chia cắt Luật pháp và Đạo đức của phái “thực chứng” (“positivism”), vì sự phân tích một cách có cấu trúc là nguyên nhân dẫn tới những phán xét Đạo đức trong mọi quyết định về quan niệm Luật pháp là gì.